Sau khi đọc bài viết của một người bạn trăn trở về việc người Việt ngại cho đi, tôi có đôi điều chia sẻ về nguyên nhân của nó:
Thứ nhất, cuộc sống người Việt quá khó khăn, để kiếm “miếng cơm manh áo” phải “đổ mồ hôi xôi nước mắt”, nhiều khi tranh giành, dẫm đạp lẫn nhau mới có được. Quá khó thì làm sao dám cho đi, bởi quan niệm xưa nay cho là mất, giữ là còn.
Thứ hai, quan điểm “cho đi” chỉ nặng nề về “cho đi vật chất” mà không hiểu cái nghĩa rộng của “cho đi” như cho đi tình yêu thương sự quan tâm, cho đi lời tư vấn giúp đỡ, cho đi cơ hội làm ăn, cho đi kết nối.
Thứ ba, văn hóa dân gian có câu “giúp vật vật trả ơn, giúp người người trả oán” đã sống “dai dẳng” trong nếp nghĩ của người Việt. Từ sâu thẳm trong tâm thức người Việt đã sợ “giúp người”, tức sợ cho đi.
Thứ tư, người Việt “cho đi” nhưng nặng nề trong việc muốn “nhận lại” nên cái cho đi ấy lắm lúc chỉ là sự vụ lợi mà thôi. Vì họ chưa thấy được cái quy luật Nhân – Quả, việc cho đi tức là đã nhận rồi.
Thứ năm, không biết cách cho đi, muốn cho đi nhưng chẳng biết làm như thế nào cho ý nghĩa, có ích cho người nhận.
Thứ sáu, bộ phận những người sống giả tạo với cái triết lý “cho là nhận”, đi rao giảng những điều tốt đẹp từ đó, dùng nhiều mỹ từ về nó nhưng bản chất thì vụ lợi cá nhân, đôi khi còn lừa lọc niềm tin của người khác. Cho nên người ta sợ “sự cho đi”.
Việc ngại cho đi hình thành từ nhiều yếu tố như văn hóa, lịch sử, kinh tế, giáo dục. Để thay đổi nó thì chỉ có giáo dục, giáo dục để hình thành tư duy đúng, từ đó có hành động đúng, tạo nên nét văn hóa đúng, cuối cùng là giúp phát triển kinh tế để rồi lịch sử lật sang trang mới, một xã hội tốt đẹp “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)
Khi nào nền kinh tế còn làm ăn chụp giựt, dẫm đạp lẫn nhau để sống thì khi đó vẫn còn ngại cho đi, không dám cho đi.
Hiện tại, khi Việt Nam phát triển, con người được giao lưu nhiều hơn, tư duy mở hơn, tư tưởng “cho là nhận” đang thành hiện thực trong cuộc sống, nhiều người Việt đã "dám sống" với triết lý ấy “cho là nhận”. Bạn hãy tin rằng, xã hội luôn luôn phát triển thì triết lý “cho là nhận” ấy sẽ ngày càng phát triển.
Cao Trung Hiếu
TP HCM tháng 07/2014
Trích bài viết của Seb Trần:
Tôi đến thăm Chị 1 chiều mưa, thấy quán không đông khách lắm nhưng nhân viên thì tất bật chạy tới chạy lui và tiếng order bát nháo từ bếp ra sảnh. Còn Chị thì không ngừng chỉ đạo hết việc này đến việc kia, lâu lâu có chút quát tháo khi có phần thấm mệt. Đợi không khí giản bớt, tôi mời Chị ngồi xuống ghế rồi hỏi han:
S: E thấy có hơn 5 bàn mà sao có vẻ rối lên vậy Chị?
C: Uh, tại mấy đứa nhân viên mới nó chưa quen nên Chị mệt lắm em.
S: Ý Chị là các bạn order hay bếp?
C: Order đó, mấy đứa củ nghĩ. Chị mới tuyển các em SV vào làm, part-time k ah.
S: Vậy ah, thế khi các em vào Chị không đào tạo hay hướng dẫn trước công việc cụ thể sẽ làm những gì ư?
C: Chị có nói nhưng tụi nó còn nhỏ không hiểu hết đâu em. Với lại SV đi làm thêm mà, hết hè là chúng nó lại lý do lý chấu xin nghĩ hết cho coi. Đào tạo chi cho mệt, với lại chỉ nhiều quá nó biết hết nghề lấy gì kinh doanh em.
Nghe đến đây, tôi lại thấy nặng lòng quá ... Seb không nói ai đúng ai chưa đúng vì đặt mình vào từng người thì ai cũng có cái lý riêng nhưng trong trường hợp này tôi có 1 chút suy ngẫm về yếu tố cho đi. Không biết ngoài kia có nhiều người nghĩ như Chị không, nếu ta nghĩ mình đào tạo người sẽ mất công và chỉ nhiều quá họ biết hết sẽ quay lại cạnh tranh với mình thì đúng là có phần nên tâm tư sâu hơn.
Theo quan sát thì xã hội đúng là cũng có phần như thế nhưng nếu không đào tạo cho nhân viên tốt hơn thì phải chăng ta thuê họ vào để mệt thêm bởi suốt ngày phải ỏm tỏi vì không ưng ý rồi lúc cao trào lại không hay bởi lời ra tiếng vào. Chẳng phải ta nhận ra vấn đề nhưng mà chưa thấy nó quan trọng nên thôi kệ?
Đợi khi nào có khách nhiều, đợi khi nào công việc tốt hơn, đợi khi nào mở rộng qui mô, đợi ... đợi ... mãi ... và ta vô tình quên mất ... mình đã từng có ý nghĩ tốt đẹp đó. Bạn ơi, bạn thử nghĩ như thế này nhé ... nếu mình đào tạo họ được 8/10 với mình thôi thì phải chăng ta đỡ mệt? Phải chăng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để ra ngoài giao lưu và học hỏi với những người hơn ta?
Còn hơn phải lo lắng sợ mình đi mất cái này, thiếu cái kia, vỡ cái nọ... nếu như có 1 ngày họ ra đi thì và nếu họ có mở ra kinh doanh giống như bạn thì trước tiên ta nên mừng cho họ bởi sự ươm mầm của bạn đã nở hoa. Hãy mạnh dạn cho đi, một lần buông xã tâm mình và chấp nhận mọi thứ đến với bạn một cách nhẹ nhàng thì khi đó bạn sẽ thấy tâm mình thanh thản và không phải vướng bận ở những yếu tố ngụy biện trong quá khứ.
Khi nào bạn còn nhớ là bạn còn thương và khi nào bạn còn nói về 1 ai đó có nghĩa là bạn còn quan tâm vì thế hãy thay 1 cái kính mới sạch sẽ hơn để tầm nhìn được bao quát tốt hơn bạn nhé. Hãy nên mừng vì những người đã từng được bạn chia sẽ lâu ngày nhìn lại thấy tốt hơn. Bạn thích thấy họ thành đạt hơn hay muốn thấy họ quay lại tìm bạn với sự khổ cực hơn?
Nếu hiện tại bạn chưa có nhiều tiền, chưa có nhiều cơ hội tốt để giúp họ thì cái bạn có thể giúp được đó là cho đi trãi nghiệm và kiến thức của bạn bởi 2 thứ đó khi mất đi không mang theo được. Seb tin rằng, với những bạn có tâm thì khi họ thành công họ sẽ nhớ ơn người đã giúp mình thuở ban sơ và khi ấy nếu lỡ may bạn có vấn đề không hay xãy đến thì chỉ cần mỗi cái cây bạn trồng khi xưa ấy chìa 1 cánh tay ra với bạn thôi thì cũng đã đủ rồi.
Hãy hướng về phía trước, gạt bỏ mọi lăn tăn và luôn sẵn sàng hỗ trợ cho những người mà bạn gặp trong cuộc sống bằng bất cứ cái gì bạn có tại thời điểm ấy và hãy liên tục làm điều đó. Seb tin thành quả của bạn sẽ nhanh chóng nở hoa, thử một lần cho mình cơ hội để trãi nghiệm cảm giác hạnh phúc và thử một lần vui chung niềm vui của người khác xem. Seb tin bạn sẽ thấy có 1 điều rất lạ và rất hay đó.
Seb Trần
Một dân tộc mà người dân chỉ biết sống cho bản thân, vụ lợi cá nhân, quên đi lợi ích chung, lợi ích quốc gia thì dân tộc ấy mãi nghèo!
Trả lờiXóa