Chúng ta cần thừa nhận một thực tế hiện tại ở Việt Nam là đa số doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ và có phương pháp quản lý chủ yếu theo phong cách gia đình. Và phần nhiều trong số doanh nghiệp ấy được sáng lập và quản lý bởi những con người được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Việt Nam còn chiến tranh, với tất cả những nhận thức, kinh nghiệm của thế hệ ấy.
Và giờ đây một thế hệ trẻ hơn, sáng tạo hơn, năng động hơn tiếp quản và bắt đầu điều hành sự nghiệp ấy. Có thể kinh nghiệm không bằng nhưng với sức trẻ, sự cầu thị phát triển, nó sẽ giúp nhanh chóng bù lấp vào cái khoảng kinh nghiệm kia và nhiều lúc nhận ra kinh nghiệm của quá khứ giờ không còn phù hợp cho thời đại nhiều thay đổi này.
Tôi được tiếp cận doanh nghiệp điện máy này trong một tình thế là sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ những đối thủ khổng lồ là các tập đoàn điện máy lớn bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, chính sức ép khổng lồ ấy đòi hỏi họ thực sự là “thay đổi hay là chết”. Quả thật, ngành hàng điện náy tính cạnh tranh rất khốc liệt và dĩ nhiên phần thưởng của người chiến thắng cũng hấp dẫn tương xứng.
Hình ảnh minh họa |
Và tôi bắt đầu hiểu nỗi khổ tâm của những con người là thế hệ kế thừa, khi mà hệ thống quản lý chưa được chuyển giao hoàn toàn. Tức ở đó vẫn còn sự chồng chéo về mô hình quản trị, đôi khi có sự mâu thuẫn về cách tư duy, hành động và chuỗi phản ứng trước các tình thế kinh doanh giữa 2 thế hệ.
Và lúc này việc đầu tiên của người tư vấn giải pháp quản trị là truyền nguồn cảm hứng, chứng minh tính hiệu quả, sự chính xác bằng thực tế để tăng niềm tin đến người được tư vấn. Bởi cái chung của người làm kinh doanh là tính hiệu quả, lợi nhuận bền vững dù đó là thế hệ nào đi chăng nữa.
Rất may mắn tất cả đã bắt đầu đi vào quỹ đạo, tư duy đã hình thành, giờ bắt tay vào hành động thôi!
Xin mời bạn đọc thêm phần 2 của Kinh nghiệm triển khai giải pháp phần mềm quản trị bán hàng tại một trung tâm điện máy ở bài viết tiếp theo.