Một số trường hợp công an lợi dụng người vi phạm không biết luật nên “hét giá” mức phạt gấp 3-4 lần nhằm “dọa” cho người vi phạm sợ, mà “thôi em xin…” để rồi đòi "đút lót" mới cho đi, trong khi mức phạt thực tế nhỏ hơn nhiều (có bạn bị lỗi theo luật là phạt 100K, CA dọa lỗi này 500K, bạn ấy xin xuống được thành 250K). Do đó, nếu chịu khó mất chút công, làm đúng luật thì đỡ thiệt hại hơn nhiều mà ít ra tiền được đóng góp ngân sách nhà nước chứ không rơi vào túi bọn tham nhũng. Tuy rằng làm đúng luật sẽ mất công hơn một chút nhưng mình sai mình chịu phạt, coi như mất tiền để có kinh nghiệm an toàn, không phải xin xỏ ai và cũng không mang ấm ức trong lòng. CA dần rồi cũng sẽ ít bắt láo hơn.
Kinh nghiệm xử lý từ A - Z khi được CSGT dừng xe |
Kinh nghiệm khi đang lưu thông trên đường, khi bị CSGT thực hiện điều lệnh (ra tín hiệu) dừng xe:
Bước 1: Thao tác dừng xe: Bình tĩnh, giảm tốc độ từ từ và quan sát phía trước, hai bên và phía sau xe. Cho xe dừng vào khu vực CSGT chỉ dẫn, dừng xe vào vị trí an toàn (vì đôi khi CSGT chỉ mình dừng xe vào chỗ không an toàn, vi phạm luật...). Bật đèn dừng khẩn cấp (với xe ô tô).
Bước 2: Chuẩn bị: Bật ghi âm, ghi hình (nếu có), ngồi nguyên tại vị trí lái, hạ kính xuống (với xe ô tô) chờ CSGT đến. Quan sát kỹ xem CSGT đó là thật hay giả? CSGT đó có biển tên hoặc thẻ xanh không (vì chỉ CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông - theo Thông tư số 45/2012/TT-BCA, còn CSGT không có thẻ hoặc CSGT khác chỉ được làm công việc hỗ trợ);
- Nếu phát hiện CSGT không có biển tên thì dứt khoát không làm việc vì đây có thể là CSGT giả hoặc CSGT không đủ điều kiện đi làm việc; hoặc CSGT có biển tên nhưng không có thẻ xanh thì đây là CSGT không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông.
- Quan sát khu vực xung quanh, nếu phát hiện chỉ có 01 CSGT (gọi là bồ câu đi lạc) thì đây là CSGT đi ăn mảnh phi pháp (Theo thông tư số 65/2012/TT-BCA tổ CSGT tối thiểu 2 người).
Gặp 02 trường hợp trên thì dứt khoát không xuống xe mà hãy gọi cho CS 113 hoặc ĐDN Cục CSGT Đường bộ - đường sắt để phản ánh:
+ Hà Nội: 069.42608 - 04.39423011
+ Đại diện phía Nam: 069.36233
- Nếu phát hiện CSGT giả, đề phòng bị cướp, chúng ta hãy hô lớn kêu cứu những người xung quanh hoặc chuẩn bị phương án phòng vệ hợp lý.
- Nếu phát hiện CSGT giả, đề phòng bị cướp, chúng ta hãy hô lớn kêu cứu những người xung quanh hoặc chuẩn bị phương án phòng vệ hợp lý.
Bước 3: Chào hỏi: Sau khi đã thực hiện xong bước (2), xác định CSGT đó đủ điều kiện làm việc và được CSGT mời xuống làm việc. Vẫn bật đèn dừng khẩn cấp, tháo dây an toàn (với ô tô), rút chìa khóa đút túi (đề phòng bị cướp), chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết (vẫn để nguyên trong túi - cũng đề phòng trường hợp bị cướp) mở cửa bước xuống (với ô tô), khóa xe cẩn thận.
Chờ CSGT chào mình theo đúng điều lệnh, mình cũng sẽ chào lại CSGT.
Lời chào đầu tiên chúng ta hãy chào rõ cấp bậc, họ tên đầy đủ (nếu cần thêm cả số hiệu) của CSGT đó nữa, VD như "chào Trung sỹ Nguyễn Văn A", "chào Đại úy Nguyễn Văn Đ", "chào Trung tá Nguyễn Văn Xơi"... Điều này thể hiện hiểu biết của chúng ta và đặc biệt tạo ra sự uy quyền giữa "ông chủ" và "đầy tớ", nhắc cho CSGT nhớ ra ai là "ông chủ", ai là "đầy tớ".
Khi đó áp lực của "ông chủ" sẽ đè nặng lên "đầy tớ" ("cán bộ là người đầy tớ của nhân dân" câu nói của Bác Hồ - về hoàn cảnh câu nói: Nói chuyện khi về thăm khu mỏ Hồng Quảng (Quảng Ninh), cũng là địa danh nổi tiếng về truyền thống cách mạng, ngày 4-5-1967, Bác Hồ nói: “Cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền không phải làm quan cách mạng, ăn trên ngồi trốc. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đày tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính. Muốn thế thì phải gần gũi nhân dân, khuyến khích nhân dân, lãnh đạo nhân dân”), CSGT sẽ giảm sự hống hách, bố láo...
Chờ CSGT chào mình theo đúng điều lệnh, mình cũng sẽ chào lại CSGT.
Lời chào đầu tiên chúng ta hãy chào rõ cấp bậc, họ tên đầy đủ (nếu cần thêm cả số hiệu) của CSGT đó nữa, VD như "chào Trung sỹ Nguyễn Văn A", "chào Đại úy Nguyễn Văn Đ", "chào Trung tá Nguyễn Văn Xơi"... Điều này thể hiện hiểu biết của chúng ta và đặc biệt tạo ra sự uy quyền giữa "ông chủ" và "đầy tớ", nhắc cho CSGT nhớ ra ai là "ông chủ", ai là "đầy tớ".
Khi đó áp lực của "ông chủ" sẽ đè nặng lên "đầy tớ" ("cán bộ là người đầy tớ của nhân dân" câu nói của Bác Hồ - về hoàn cảnh câu nói: Nói chuyện khi về thăm khu mỏ Hồng Quảng (Quảng Ninh), cũng là địa danh nổi tiếng về truyền thống cách mạng, ngày 4-5-1967, Bác Hồ nói: “Cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền không phải làm quan cách mạng, ăn trên ngồi trốc. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đày tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính. Muốn thế thì phải gần gũi nhân dân, khuyến khích nhân dân, lãnh đạo nhân dân”), CSGT sẽ giảm sự hống hách, bố láo...
Trong quá trình tranh luận với CSGT, chúng ta chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp, bình tĩnh, dõng dạc chứ đừng có xoắn lên. VD: với CSGT kém tuổi hơn dùng tôi - chú, anh/chị - chú, anh/chị - em hoặc tôi - anh…; với CSGT tầm ngang tuổi hoặc hơn tuổi dùng tôi - anh; với CSGT nhiều tuổi, vui vẻ, tình cảm thì dùng em - anh, cháu - chú....
Nếu CSGT chưa chào đúng điều lệnh, hãy yêu cầu CSGT chào lại khi nào đúng mới làm việc!
Chúng ta hãy nhớ rằng luôn ghi âm, ghi hình đầy đủ để làm bằng chứng tố cáo, khiếu nại khi CSGT làm sai hoặc làm bằng chứng bảo vệ mình khi bị CSGT vu khống. Nếu phát hiện CSGT có mùi bia, rượu thì chúng ta kiên quyết không làm việc.
Nếu CSGT chưa chào đúng điều lệnh, hãy yêu cầu CSGT chào lại khi nào đúng mới làm việc!
Chúng ta hãy nhớ rằng luôn ghi âm, ghi hình đầy đủ để làm bằng chứng tố cáo, khiếu nại khi CSGT làm sai hoặc làm bằng chứng bảo vệ mình khi bị CSGT vu khống. Nếu phát hiện CSGT có mùi bia, rượu thì chúng ta kiên quyết không làm việc.
Tại Điều 3, TT 65 quy định về yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ sau:
a. Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
b. Thực hiện đúng, đầy đủ và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công trong quá trình tuần tra, kiểm soát; quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
c. Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực.
d. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.
e. Đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ công an.
Bước 4: Làm việc: Khi CSGT yêu cầu xuất trình giấy tờ thì yêu cầu CSGT thực hiện đúng tác phong, điều lệnh và quy trình về kiểm soát: Thông báo lỗi, hay thông báo lý do dừng xe theo các điều kiện về việc được phép dừng xe để kiểm soát theo TT 65 rồi mới tiến hành kiểm soát, bao gồm cả việc yêu cầu lái xe xuất trình giất tờ để kiểm soát.
Dứt khoát chúng ta không đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi, chứng minh chúng ta vi phạm. Điều 14, TT 65 quy định về điều kiện CSGT được dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm tra, kiểm soát sau:
1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp CSGT cố tình yêu cầu chúng ta xuất trình giấy tờ trước khi CSGT thông báo lỗi, khi đó chúng ta kiên quyết không đưa giấy tờ, có thể CSGT sẽ vu khống chúng ta tội “chống người thi hành công vụ”. Vậy chúng ta sẽ làm gì?
Chúng ta có thể trả lời: “Anh không được lộng ngôn, vu khống, thế nào là chống người thi hành công vụ? Tôi chỉ yêu cầu anh thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy định của ngành…”.
Có thể CSGT sẽ dọa dẫm cho xe về đồn… Chúng ta có thể nói: “Nếu anh có thể làm được điều trái quy định của pháp luật, của ngành thì anh cứ làm cho tôi xem, cho mọi người dân xem, cho lãnh đạo của anh xem, cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xem…”.
Đã có trường hợp chúng ta đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi và chúng ta không chấp nhận lỗi này mà CSGT cũng không chứng minh được. Sau một hồi bla..bla... CSGT bảo không cầm giấy tờ của chúng ta. Vậy chúng ta phải kiên quyết yêu cầu CSGT chứng minh lỗi trước khi chúng ta xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra, kiểm soát.
Nếu CSGT nói là kiểm tra hành chính, nghĩa là CSGT thực hiện việc dừng xe trong các trường hợp theo Mục b), c), d), Khoản 1, Điều 14 của TT 65 thì yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.
Lỗi quá tốc độ tối đa cho phép: Hiện nay CSGT kiểm tra bằng máy kiểm tra tốc độ (súng bắn tốc độ), nếu cần yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh. Khi xem hình ảnh chú ý kiểm tra máy kiểm tra tốc độ còn tem kiểm định có hiệu lực hay không, hình ảnh đó có chứng minh được xe của mình chạy quá tốc độ trong đoạn đường quy định đó hay không...
Các lỗi khác như đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ mấy giây, xi-nhan... nếu thực sự không vi phạm thì kiên quyết (hoặc già mồm cãi) bảo vệ quan điểm đúng của mình, CSGT cố tình ép chúng ta nhận lỗi thì CSGT phải có bằng chứng xác thực, bằng hình ảnh hoặc bằng cách nào đó - đó là việc của CSGT mà mình phải tâm phục khẩu phục.
Điều 3 (Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính), Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định:
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
Nếu CSGT đọc lỗi đúng với lỗi chúng ta vi phạm, chúng ta hãy nhận lỗi, xuất trình giấy tờ và chấp thuận việc kiểm soát, xử lý của CSGT theo quy định của pháp luật.
Khi CSGT lập biên bản, trước khi ký chúng ta phải kiểm tra 03 việc và yêu cầu CSGT thực hiện đúng, chính xác:
- Thứ nhất: Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…)
- Thứ hai: Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu CSGT ghi đúng lỗi vi phạm của mình.
- Thứ ba: Để CSGT ký xong, chúng ta xem kỹ lại lần nữa rồi mới ký vào biên bản.
Chúng ta hãy nhớ rằng, nguyên tắc làm việc của CSGT là mọi hành động và lời nói phải có căn cứ. Khi làm việc với CSGT hãy bình tĩnh nói nhẹ nhàng, mềm mỏng nhưng dứt khoát, lần lượt người nói, người nghe để đối đáp với CSGT như thế sẽ hiệu quả hơn.
Nếu mình vô tình, không cố ý vi phạm những lỗi nhẹ, CSGT có thể chỉ nhắc nhở mà không xử lý hành chính.