Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Hiện Nay

Bài viết sẽ cập nhật liên tục sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam theo thời gian, nhằm giúp bạn đọc nắm rõ thông tin về bộ máy nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào, ai đang giữ vai trò đứng đầu ở cơ quan đó.
Sau đây là sơ đồ và những khái niệm cơ bản về bộ máy nhà nước tại Việt Nam.


Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay nhiệm kỳ 2021 - 2026


Cập nhật thực trạng lãnh đạo bị miễn nhiệm chức vụ và được bầu mới

Đồng chí Tô Lâm chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Sáng ngày 3/8/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp để giới thiệu nhân sự và bầu đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Bộ Chính trị điều hành Hội nghị.

Trước khi bước vào phiên họp, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã dành phút tưởng niệm đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tại Hội nghị, căn cứ các quy định của Đảng, trên cơ sở định hướng giới thiệu nhân sự của Bộ Chính trị, Trung ương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, suy tôn, thống nhất rất cao với số phiếu tuyệt đối 100% bầu đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII. 
Các đồng chí lãnh đạo chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Vào hồi 13h38' ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, hưởng thọ 80 tuổi (1944 - 2024). Các công việc của ông được chủ tịch nước là đồng chí Tô Lâm đang tạm quyền.

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13h38', ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đồng chí hưởng thọ 80 tuổi. (theo báo Chính Phủ).

Sáng 22/5/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch nước, với 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 96,92% tổng số đại biểu Quốc hội). (theo báo Nhân Dân)
Chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh: LINH KHOA)
(Chinhphu.vn) - Chiều 20/5/2024, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự, thực hiện quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội đối với ông Trần Thanh Mẫn.

Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội đối với ông Trần Thanh Mẫn. Kết quả 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết (475/475 đại biểu) tán thành Nghị quyết. (Theo Báo Chính Phủ).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức
Chiều 2/5/2024, tại kỳ họp bất thường thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã bỏ phiếu kín, thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ.

Thông cáo của Văn phòng T.Ư Đảng cho biết, ông Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở; được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra T.Ư và các cơ quan chức năng, ông Vương Đình Huệ đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên T.Ư Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. (Theo báo Thanh Niên).

Sáng 21/03/2024, Quốc hội đã thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Võ Văn Thưởng.

Theo Ban Chấp hành Trung ương, ông Võ Văn Thưởng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, vừa qua theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Võ Văn Thưởng đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Những vi phạm, khuyết điểm của ông Võ Văn Thưởng, theo Ban Chấp hành Trung ương, đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông.

Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, ông Võ Văn Thưởng đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Võ Văn Thưởng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026. (Theo báo Dân Trí).

Sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch nước, tại kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra vào sáng ngày 02/03/2023 để kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với 487/488 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chủ tịch nước là 1 trong 4 chức danh phải thực hiện nghi thức tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp sau khi được Quốc hội bầu giữ chức vụ, cùng với Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án TAND tối cao.
18 thành viên của Bộ Chính Trị và 5 thành viên Ban Bí Thư - Nguồn báo Tuổi Trẻ

Tổng bí thư Đảng Cộng Sản: ông Nguyễn Phú Trọng (không thay đổi với nhiệm kỳ trước).

Chủ tịch quốc hội: ông Vương Đình Huệ (thay bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệm kỳ trước).

Chủ tịch nước: ông Nguyễn Xuân Phúc (thay ông Nguyễn Phú Trọng nhiệm kỳ trước).

Thủ tướng chính phủ: ông Phạm Minh Chính (thay ông Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kỳ trước).

Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam 2016 - 2020



Tổng bí thư: ông Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch quốc hội: bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chủ tịch nước: Nguyễn Phú Trọng (thay cho đại tướng Trần Đại Quang vì từ trần).
Thủ tướng chính phủ: Nguyễn Xuân Phúc.

Cập nhật quan trọngChủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần ngày 21/09/2018 và đến ngày 23/10/2018 tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm chủ tịch nước lâm thời. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng hiện tại đảm nhiệm 2 vị trí là tổng bí thư đảng Cộng Sản kiêm chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam

Giữ nguyên vị trí tổng bí thư Đảng Cộng Sản: ông Nguyễn Phú Trọng. Tổng bí thư không có trong sơ đồ tổ chức của bộ máy nhà nước nhưng trong thực tiễn thì tổng bí thư có vai trò rất quan trọng và có thể nói là quyết định.

5 phó thủ tướng Việt Nam năm nhiệm kỳ 2016 - 2020

Thủ tướng chính phủ và các bộ trưởng nước Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước nhiệm kỳ 2012 - 2016



Quốc hội, chính phủ, chủ tịch nước, thủ tướng, phó thủ tướng

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và quyền lực nhất của Nhà nước. Chức năng chính của Quốc hội là làm, sửa đổi Luật và Hiến pháp, quyết định các chính sách, mục tiêu của đất nước, quyết định về các tổ chức hành chính, bầu Chủ tịch nước, bổ nhiệm thành viên chính phủ... 

Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội hoạt động trong thời gian Quốc hội không họp.

Chủ tịch Quốc hội đứng đầu Uỷ ban thường vụ QH được các đại biểu QH bầu chọn (khóa này là ông Nguyễn Sinh Hùng).

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam, thực hiện quyền thi hành pháp luật.

Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật do Quốc hội ban hành, đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, thống nhất quản lý hành chính quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội...

Chủ tịch nước (khóa này là ông Trương Tấn Sang) là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Việt Nam trong đối nội và đối ngoại. 

Chủ tịch nước có thể đề nghị Quốc hội bầu, miễn, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của Chính phủ... 

Chủ tịch nước còn là tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân với các quyền hạn liên quan tới an ninh và quân đội Việt Nam.

Thủ tướng (khóa này là ông Nguyễn Tấn Dũng) là người đứng đầu và lãnh đạo điều hành các hoạt động của Chính phủ. 

Thủ tướng có các quyền hạn như lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, đề nghị Quốc hội bổ nhiệm các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia...

Phó thủ tướng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng  làm nhiệm vụ theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công. Dưới đây là tên các Phó thủ tướng tại thời điểm hiện tại.


Cơ quan ở địa phương

Cơ quan hành chính tại cấp địa phương có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Hội đồng nhân dân cấp địa phương là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra với nhiệm vụ quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương đó.

Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương là do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân đó. Uỷ ban có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Hệ thống tư pháp


Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Với sự thay đổi của Luật Tổ chức toà án có hiệu lực từ 1/6/2015 vừa qua, hệ thống toà án tại Việt Nam hiện tại có 4 cấp.

Bộ và cơ quan ngang Bộ

Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương ngoài Chính phủ còn có 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ bao gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.


Dưới Bộ là các cơ quan chuyên môn cho các ngành nghề thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) là các Sở như Sở Tư pháp, Sở Tài chính v..v.. Sở có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động và thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về ngành nghề đó tại địa phương.

*Tham khảo nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Sở tại Nghị định 24/2014/NĐ-CP

Dưới sở là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) là các Phòng như Phòng Giáo dục đào tạo, Phòng y tế...

*Tham khảo nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Sở tại Nghị định 18/2008/NĐ-CP

Dưới đây là tên của 18 Bộ trưởng tại nhiệm kỳ này:


Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ với nhiệm vụ: lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Biên soạn Cao Trung Hiếu

2 Nhận xét