Đạo đức kinh doanh: Tôn trọng nhau là đạo đức vậy.

Xã hội hiện tại của Việt Nam nhìn chung “người người làm kinh doanh, nhà nhà làm kinh doanh”, ai ai cũng lo phát triển kinh tế gia đình.

Phát triển kinh tế là bài toán chung dành cho đại bộ phận con người Việt Nam. Nước Việt Nam thống nhất hơn 40 năm, dân tộc ta đã bước sang trang sử mới, trang sử phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa trong một thế giới hòa bình và hội nhập.

- Người lo làm thuê giỏi để có đồng lương cao.
- Người lo làm tư cho bản thân.
- Người lo phát triển hệ thống để vươn lên làm chủ nó.
- Người lo đầu tư tiền bạc sao cho hiệu quả tối ưu.

Câu hỏi cửa miệng phổ biến hiện tại “Công việc của bạn dạo này thế nào, tốt chứ, ổn chứ …?”.

Theo khoa học quản trị hiện đại của bọn Tư Bản “giãy chết” là win – win – win, tức là đôi bên hợp tác cùng có lợi (win – win) và hơn nữa, sản phẩm dịch vụ tạo ra có lợi ích lâu dài đến người tiêu dùng, thân thiện với môi trường, là chính nghĩa, là chữ win thứ 3.

Chắc tụi “tư bản” giãy chết cũng khó lòng hình dung ở một “thiên đường” như tại Việt Nam, có một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khó hiểu như:

- Doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo với tỷ trọng nguồn vốn lớn trong toàn nền sản xuất nhưng hiệu quả thì kém xa doanh nghiệp tư nhân. Thế độc quyền là lợi thế tuyệt đối của những “đại gia” doanh nghiệp nhà nước.
- Doanh nghiệp cỡ vừa không thể phát triển lớn được, vì một đồng kiếm được thì chi phí bôi trơn lớn hơn khoảng lợi nhuận đó.
- Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể …với khả năng “chống chọi” “thiên tai” yếu kém, cứ lay lắt, lay lắt để “lê lết” qua ngày.

Và oái ăm nhất là văn hóa kinh doanh ngắn hạn, ăn xổi ở thì, chụp giựt … là phổ biến. Ở đó chỉ có triết lý Thắng - Thua, tức tôi thắng thì anh thua và ngược lại.

Đối tác không tôn trọng nhau, ít tôn trọng nhau, nhiều trường hợp chỉ chờ sơ sót là “xử” nhau. Chính vì vậy, mà tính hợp tác thường không bền vững.

Hãy dừng lại ngay và hãy thay đổi,

Tôn trọng nhau, tôn trọng khách hàng, tôn trọng nhà cung cấp, tôn trọng hệ thống nội bộ.

Bởi tôn trọng nhau đó là ĐẠO trong đạo đức kinh doanh. Có như vậy, sự nghiệp kinh doanh của bạn mới phát triển bền vững được.



Cao Trung Hiếu
HCM ngày 12/11/2015



0 Nhận xét