Có bao giờ bạn đặt câu hỏi:
- Một khi ta chết đi thì có kiếp sau không?
- Khi ta chưa có trên cõi đời này thì tiền kiếp ta là gì ?
- Tại sao ta có mặt trên cõi đời này, mục đích cuộc sống của con người là gì?
Hơn 2.500 năm trước, có một con người là người trần mắt thịt đã đặt câu hỏi này và học tập, rèn luyện liên tục để trả lời 3 câu hỏi trên, bạn có biết đó là ai không!?
Ngài đã giác ngộ và trở thành đức Phật, ngài đem các giáo lý của mình thuyết giảng chúng sinh với mong muốn giải thoát con người khỏi cõi “vô minh”.
Phật Pháp tuyệt đối không là mê tín dị đoan, lại càng không yếu thế an phận thủ thường và càng không nặng nề tính hình thức. Phật là từ trong TÂM của mỗi người. Những điều Phật dạy là những cái cơ bản của cuộc sống, như là hơi thở của bạn, như là “con chim phải hót và chiếc lá thì phải xanh” vậy.
Tôi thích thú lắm về cách lý giải về luật NHÂN – QUẢ, gieo nhân nào gặp quả nấy.
Có khi gieo là gặt luôn, tức bạn nhận ra kết quả rõ ràng. Cũng có khi chẳng gieo mà gặt. Lại có khi gieo mà không được gặt. Tại sao vậy? Đức Phật gọi là NGHIỆP.
Cái tồn tại mãi mãi trên thế gian này là NGHIỆP. Quy luật sinh – lão – bệnh – tử thì ai cũng phải trải. Còn cái NGHIỆP sẽ còn mãi với thời gian. NGHIỆP không phải là linh hồn, là ma quỷ. NGHIỆP là giá trị của “cuộc sống mỗi con người”, NGHIỆP của tiền kiếp của kiếp này và của kiếp sau.
Con người nếu ai cũng hiểu rõ về luật NHÂN – QUẢ, hiểu rõ về NGHIỆP thì cuộc sống này tốt đẹp biết bao.
Nhà nước chính phủ hiểu luật NHÂN – QUẢ thì ra sức “yêu thương” con dân, xem dân là gốc, xây dựng đất nước hùng cường.
Công dân hiểu luật NHÂN – QUẢ thì ra sức làm việc thiện tránh điều ác, thuận với tự nhiên.
Và dĩ nhiên nếu gieo NHÂN ác thì QUẢ báo ác, đổ vỡ, tan tành cũng là lẽ của luật NHÂN – QUẢ vậy.
Cao Trung Hiếu
TP HCM ngày 15/01/2016