Một người gửi email cho tôi hỏi: “Sinh viên cần kĩ năng nào để thành công trong thời đại này?” Tôi đã nhận được câu hỏi này nhiều lần vì đa số đều muốn biết họ nên học ngôn ngữ lập trình nào hay công nghệ nào khi vào đại học.
Sinh viên cần kĩ năng nào để thành công trong thời đại này? |
Tôi trả lời: “Ngôn ngữ lập trình sẽ thay đổi. Vài năm trước, FORTRAN, COBOL là ngôn ngữ chính; ngày nay chẳng ai nói về nó nữa. Không lâu trước đây, Pascal và C là những ngôn ngữ được dạy trong mọi đại học; ngày nay Java và Python là ngôn ngữ thông thường nhưng ngôn ngữ gì sẽ là quan trọng trong năm năm nữa? Công nghệ cũng thay đổi, năm mươi năm trước, máy tính lớn (Mainframe) là quan trong thế rồi máy tính Cá nhân (PC) ra đời và làm thay đổi mọi thứ. Ba năm trước, máy tính bảng (Tablets) đã thay thế PC, nhưng bây giờ nhiều thứ có thể được làm bằng điện thoại thông minh. Mọi thứ sẽ thay đổi theo thời gian. Nhưng có một thứ sẽ KHÔNG BAO GIỜ thay đổi, đó là kỹ năng: "Học liên tục, học cả đời, không bao giờ ngưng học.”
Nhiều sinh viên không đồng ý: “Thầy nói thì dễ vì thầy muốn sinh viên học, nhưng chúng tôi cần những gì cụ thể. Chúng tôi có nên học Hadoop hay Spark không? Hay nên học R hay Swift? Chúng tôi cần kĩ năng nào để có được việc làm tốt?”
Tôi giải thích: “Nếu các bạn hội tụ vào các kĩ năng chuyên môn, hay ngôn ngữ lập trình nào đó. Các bạn sẽ trở thành chuyên viên trong kĩ năng đó, nhưng khi mọi sự thay đổi, kĩ năng của bạn bị lỗi thời thì bạn làm gì? Các bạn phải phát triển một thói quen vào việc “học liên tục” nơi các bạn sẽ học bất kì cái gì tới, và do kĩ năng đó các bạn mới giải quyết được các vấn đề. Để thành công trong thời đại thay đổi này, bạn cần biết cách giải quyết vấn đề. Nếu bạn có thể sử dụng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào. Nếu bạn có thể sử dụng bất cứ công nghệ nào, chừng nào bạn vẫn có thể giải quyết được vấn đề thì bạn sẽ thành công.”
“Vấn đề” là điều mọi người “giải quyết” tại công việc mọi ngày. Chúng có thể có tính kĩ thuật hay phi kĩ thuật, chúng có thể lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp, dễ dàng hay khó khăn nhưng bạn phải tìm ra cách để giải quyết chúng. Giải quyết vấn đề là yếu tố chính cho thành công của bạn. Chẳng hạn, bạn học giải quyết các vấn đề trong môn toán học của tôi bằng việc dùng logic và công thức. Bạn học giải quyết vấn đề trong lớp máy tính của tôi bằng việc dùng ngôn ngữ lập trình và thuật toán. Các ngôn ngữ máy tính mà bạn học, các công nghệ mà bạn dùng chỉ là những “công cụ” giúp bạn giải quyết vấn đề. Công cụ thay đổi theo thời gian, nhưng việc học sẽ ở lại cùng bạn và có kĩ năng học cả đời sẽ giúp bạn học công cụ mới về cach giải quyết các vấn đề.
Hầu hết công việc hàng ngày đều là giải quyết các vấn đề. Bạn cần hiểu vấn đề trước hết, nếu không biết rõ nó bạn không thể giải được nó. Chìa khoá để thành công là biết sử dụng tất cả công cụ trong thời gian đó để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, nếu tổ dự án của bạn không làm tốt, bạn có thể nghĩ rằng người nào đó đã không làm tốt và bạn đổ lỗi cho người đó. Tuy nhiên nếu bạn nhìn một cách cẩn thận, vấn đề thực có thể là lịch biểu không hợp lí mà người đó đã không có đủ thời gian để làm việc. Bạn cần biết nguyên nhân thay vì triệu chứng và lí do tại sao vấn đề đã xuất hiện. Nếu bạn biết nguyên nhân của vấn đề, bạn có thể đi tới giải pháp.
Nếu vấn đề là phức tạp, bạn có thể cần nhiều người cùng làm việc để đi tới nhiều phương án trước khi lựa chọn giải pháp tốt nhất. Bạn có thể dùng kĩ thuật “động não tập thể” (Brainstorming) và khuyến khích các thành viên gợi ý để giải quyết vấn đề. Trong phiên động não tập thể, mọi ý tưởng đều là tốt khi bạn mở ra mọi khả năng giải quyết vấn đề. Bằng việc để cho mọi thành viên làm việc cùng nhau, bạn có thể tạo ra các giải pháp triệt để mà một người có thể thậm chí không tưởng tượng được.
Ở trường, sinh viên học nhiều điều nhưng tất cả chi là nền tảng giúp sinh viên giải quyết vấn đề trong cuộc đời họ. Một số trong những điều này sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng “kĩ năng học” mà họ đã phát triển sẽ không bao giờ thay đổi. Chừng nào họ còn sẵn lòng học, và tiếp tục học, họ sẽ thành công vì việc học không bao giờ dừng lại.
Bài chia sẻ từ thầy John Vu