SONG TẤU VINASTAS-MASAN
Cách đây chưa lâu, một bài báo đặt nghi vấn về nước mắm công nghiệp chỉ sử dụng hóa chất, chụp hình dãy nước mắm Nam Ngư đầy ẩn ý. Masan ngồi trên lửa.
Các sản phẩm của MASAN tính đến tháng 10/2016 |
Lập tức con số 67% nước mắm truyền thống nhiễm thạch tín được Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) công bố. Búa rìu dư luận chuyển sang hướng khác. Thủ thuật đánh bùn sang ao giúp Masan không những thoát mà còn biến khủng hoảng thành cơ hội một cách ngoạn mục. Sẽ không ngạc nhiên, nếu cuộc khảo sát của Vinatas không bị nghi ngờ. Tần suất quảng cáo “nước mắm Masan không có thạch tín” sẽ xuất hiện dày đặc.
Đây là phương pháp truyền thông dựa trên nỗi sợ hãi mà không có nơi nào phù hợp hơn thiên đường An Nam. Nơi người tiêu dùng thiếu hiểu biết nhưng dư thừa sự nghi hoặc và ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông. Đội ngũ truyền thông ăn lương Mỹ kim hàng 4 con số trở lên của Masan tất nhiên nằm lòng điều này.
Tháng 7.2005, lại liên tiếp những cuộc khảo sát, kết luận nhiều nhãn nước tương chứa 3-MCPD gây ung thư. Bất chấp tranh luận của các nhà khoa học, rằng với hàm lượng cho phép 3-MCPD không gây hại. 3-MCPD trở thành nỗi ám ảnh của người Việt. Ngay lập tức, Masan cho ra Tam Thái Tử. Với slogan “không chứa 3-MCPD”, nước tương của Masan không còn là nước tương mà trở thành “thần dược”, “bửu bối” của các bà nội trợ.
Khi Tam Thái Tử đã chiếm vị thế độc tôn. Vinastas sốt sắng công bố một khảo sát và kết luận: 90% nước tương không chứa 3-MCPD. Chỉ có 4 mẫu không đạt chuẩn phát hiện ở chợ, nó đương nhiên không có tên Massan rồi. Tam Thái Tử đưa doanh thu của Masan Food tăng từ 660 tỉ đồng năm 2007 lên 1.992 tỉ đồng năm 2008. Đến nay, nhãn nước tương này chiếm gần 80% thị phần.
Năm 2011, lãnh đạo Vinastas hăm hở công bố hầu hết mì gói đều sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 tạo màu cho sợi mì. Một chất phá hủy AND. Người Việt, thị trường nuốt 5 tỷ gói mì mỗi năm sợ rớt cả răng văng cả mõm, đó là lúc Masan tung mì Tiến Vua với khẩu hiệu "không E102". Masan tung chiến dịch quảng cáo quy mô, lấy sợ mì nhạt màu của mình đối chiếu với mì khác, sau khi Vinatas đã khéo léo mở đường bằng thông tin mì sậm màu do E102 trước đó.
Bài diễn này vấp phải sự kháng cự quyết liệt của Vina Acecook và nhiều hãng khác nên Masan không đạt kết quả như mong muốn. Đây cũng là “cục tức” lớn nhất của tập đoàn mafia này.
Tháng 7.2016, Vinastas lại khảo sát lĩnh vực cafe và công bố kết quả 30% cà phê không có cà phê, được gọi là cafe bẩn. Rất nhanh, chỉ vài ngày sau pháp nhân con của Masan cho ra đời sản phẩm cafe 100% từ cafe. Lại một chiến dịch truyền thông rầm rộ với khẩu hiệu cà phê sạch được tung ra.
Cuối cùng. Masan Group, một kẻ đi sau nhưng dần thống lĩnh thị trường thực phẩm. Giá trị lõi của tập đoàn này là gì ngoài những đòn truyền thông gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người tiêu dùng?
Cuối cùng, Vinastas là ông nội nào mà bình thường người tiêu dùng chết không kịp ngáp thì không thấy. Nhưng mỗi lần bung ra thông tin gì lại khiến dân Việt kinh hồn bạc vía và ngay sau đó là biến động lớn trên thị trường?
Bao nhiêu lò nước tương thủ công, bao nhiêu doanh nghiệp đã bị “bức tử” vì 3MCPD? Nếu người tiêu dùng run sợ trước “sự cố” 67% nước mắm thạch tín của Vinastas, bao nhiêu lò nước mắm truyền thống sẽ chết khô? Bao nhiêu ngư dân sẽ sống lay lắt trên bờ?
Vinatas, một tổ chức phụng sự người tiêu dùng hay là cánh tay đen trong cuộc chơi mafia?
Tự hiểu!
Facebook Nhà báo Tiến Tường