Mô hình tam quyền phân lập trong chính quyền liên bang Mỹ.


Theo Wikipedia:
Trong một nhà nước ở một số quốc gia, diễn ra sự phân chia quyền lực (Gewaltenteilung), tức là quyền lực của Nhà nước được phân chia cho nhiều cơ quan khác nhau. Một mô hình được nhắc đến nhiều là tam quyền phân lập (trias politica), trong đó 3 quyền của nhà nước là hành pháp, lập pháp, tư pháp được phân chia cho 3 cơ quan độc lập nắm giữ. Mục đích là để giới hạn quyền lực và để bảo đảm tự do và bình đẳng. Khái niệm này lần đầu được nghiên cứu và đề cập bởi John Locke và sau đó là Charles de Secondat, Nam tước de Montesquieu trong tác phẩm nghiên cứu về lý thuyết nhà nước "Tinh thần pháp luật" (1748) của mình.
Ngày nay, mô hình phân chia quyền lực đã trở thành nền tảng cơ bản của nhiều nhà nước dân chủ hiện đại. Tuy nhiên, mức độ và hình thức "phân lập" thể hiện khác nhau giữa các quốc gia. Ở Hoa Kỳ, Tổng thống nắm giữ quyền hành pháp và độc lập với cơ quan lập pháp là lưỡng viện Quốc hội. Ở những nước như Đức, tổng thống/nguyên thủ quốc gia hầu như là chức vụ mang tính nghi thức, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, Chính phủ và Thủ tướng là cơ quan được ủy quyền hành pháp được Quốc hội bầu cử ra. Ở Pháp, Tổng thống lại là người nắm nhiều quyền hơn, Tổng thống chi phối mạnh mẽ Thủ tướng và Chính phủ và có quyền chọn Thủ tướng, nhưng Quốc hội có quyền bãi miễn Thủ tướng.
Khái niệm tam quyền phân lập cũng được hiểu và mở rộng theo cả chiều ngang và chiều dọc, ví dụ như việc phân quyền giữa địa phương, Nhà nước hay các tổ chức cao hơn Nhà nước (ví dụ Liên minh châu Âu là đối tượng nghiên cứu và giảng dạy của ngành Nhà nước học).

Chính quyền liên bang Mỹ được thiết lập theo mô hình tam quyền phân lập. Quốc hội nắm quyền lập pháp. Tổng thống nắm quyền hành pháp còn tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp.


Link gốc: http://vnexpress.net/infographics/the-gioi/mo-hinh-tam-quyen-phan-lap-trong-chinh-quyen-lien-bang-my-3537118.html

0 Nhận xét