Làm thế nào để phát triển và triển khai chương trình đào tạo về Sáng tạo (Creativity) và Cách tân (Innovation) trong trường đại học?

Đầu năm 2016, sau khi nhận được chứng chỉ "Innovation Consultant" từ chương trình IPP1 tôi đứng trước ngã 3 đường.


What next? Đi làm tư vấn hay là giảng dạy? Tôi đã dành 3 tháng đi lang thang khắp Sài Gòn để "discovery" cái gì là tốt nhất trong hành trình của mình. Tìm "mentor" cho mình nhưng chẳng kiếm được "mentor" nào vì không ai làm việc ở cái vị trí không có "$" mà lại cặm cụi tối ngày.

Ngồi review lại cả đống tang kinh các từ chương trình IPP, một đống sách đang đọc dang dở để xác đinh cái Pain, vậy cái pain nó là gì và con đường nào để giải quyết những cái pain đó?

Chúng ta có tất cả mọi cái, từ chính sách, chương trình, cơ sở vật chất hoành tráng nhưng tại sao nền kinh tế "èo uột", sinh viên lại thụ động, các thầy cô không có nhiều động lực trên giảng đường để truyền lại "cảm hung" và con đường cho sinh viên. Vậy vấn đề là gì?

Trước khi đi và sau khi về nước, tôi ngồi làm việc trong phòng thí nghiệm có giá trị 3tr USD vào năm 2002 và giờ thành một đống sắt vụn và tốn thêm nguồn lực để "báo cáo, bảo trì, quản lý".

Thấy vấn đề, vậy làm thế nào để thực hiện? Viết và xin dự án có phải là con đường tốt hay không? Đó là cách rất truyền thống để làm và đi đến bữa tiệc tại graveyard. (party in the graveyard).

Thay vì ngồi làm những việc này, tôi dành thời gian đi "networking" với giang hồ khởi nghiệp Sài Gòn và từ đó định hình con đường đi bang việc sử dung "vốn tự có, bird-in-hand" như em gái cùng tên đệm với tôi là "Trinh". Tôi xác định phấn đấu sử dụng cái tự có của mình để hành động.

Lean Startup Lab ra đời và chương trình đào tạo Lean Startup được quyết định thực hiện trong vòng 3 nốt nhạc. ToT là kết quả các hoạt động từ chương trình Lean Startup. Phiên Chợ Khởi Nghiệp, Student Idea Contest đều là những công việc hỗ trợ, liên quan và thực hiện với rất ít nguồn lực và $. Nhìn lại 2016, tôi nhận thấy mình đã nhận được nhiều hơn những gì mình mong muốn và quả thực tôi không biết xác đinh KPI như thế nào khi bắt đầu với 0 đồng, 1 mình.

Nhiều người hay hỏi tôi vậy làm thế nào để phát triển các chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho tỉnh/trường? Anh cho em xin đề án thành lập trung tâm/quy chế…

Tất cả những cái đó đều đúng, nhưng có những cái đó trước không phải là điều kiện để Creativity & Innovation xảy ra. Khi bạn có cơ sở vật chất, vậy ai sẽ là người chơi, người sử dụng, nếu xây dựng các Innovation Center trên cả nước liệu có phải là tốt khi gần như cả xã hội hiểu sai về “entrepreneurship” là “khởi nghiệp”, là “khởi sự kinh doanh”.

Chúng ta cần con người hay cần cơ sở vật chất trước? Cái quan trọng của Sáng tạo và Cách tân là những con người có được tinh thần, tư duy entrepreneur để giải quyết vấn đề và tạo ra những điều họ mong muốn. Họ cần gì thì khi đó họ sẽ tự tìm cách giải quyết và các đơn vị hỗ trợ thấy được vấn đề để hỗ trợ.

Đừng “vẽ ra môi trường innovation” nữa, hãy để các Innovators, Entrepreneurs họ tự giải quyết. Nếu các bạn cứ ngồi trông đợi sự hỗ trợ, thì nó sẽ đến khi các bạn hết động lực và chúng ta sẽ có bữa tiệc tại nghĩa trang.

Có lẽ trong điều kiện Việt Nam, "Cách tân là hành động ngay và luôn giải quyết vấn đền cấp thiết với nguồn lực hạn chế nhất", (Innovation means action to solve problem with urgency and limited resources) - 

Bài chia sẻ từ thầy Nguyễn Ngọc Dũng
Giảng viên đại học Bách Khoa TP HCM.
Phó giám đốc trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ĐH Bách Khoa HCM (TBI).
0 Nhận xét