Gần 1 tháng qua, em có tư vấn cho một công ty (xin phép được giấu tên) về tình trạng nhân sự, cơ cấu. Do công ty bạn nên em cũng tư vấn khá nhiệt tình. Và sau gần 1 tháng những thay đổi rõ rệt nên em muốn chia sẻ đến mọi người.
1. Anh ấy hỏi em “Làm thế nào để tuyển được nhân sự tốt?”
Anh ấy đưa ra những yêu cầu về tuyển dụng và luôn mong đợi ứng viên sẽ đạt ít nhất 50% yêu cầu của mình. Và đó cũng là nhu cầu chung của các doanh nghiệp.
Nhưng để kiếm được người như anh yêu cầu thì họ lại khó hợp tác với anh vì nhiều yếu tố khách quan và cả chủ quan như ứng viên giỏi thì thích làm công ty lớn, công ty nước ngoài…
Thế nên, em chia sẻ với anh rằng, đôi khi tuyển dụng mình không cần phải nói ra về mức lương hay chính sách phúc lợi, vì thật sự chúng ta biết rõ chính sách của chúng ta không có gì đặc biệt hơn các doanh nghiệp khác. Thế anh có biết điểm đặc biệt nhất của công ty mình là gì không? Đó không phải là công ty anh đang hợp tác được nhiều khách hàng lớn, không phải vì môi trường của anh cởi mởi… Điểm đặc biệt nhất của một người doanh nghiệp là chính là người tạo ra doanh nghiệp đó, là hồn của doanh nghiệp. Và chính anh mới là điểm đặc biệt nhất mà không ai có được, không có doanh nghiệp nào có thể sao chép.
Chúng ta cứ mãi mê chia sẻ với nhân viên rằng mức lương ở đây tốt, công việc thì thế này thế nọ mà chúng ta quên mất việc chia sẻ mục tiêu tại sao chúng ta mở ra doanh nghiệp này. Có phải vì tiền? Vì tự do tài chính hay thời gian mà mọi người đang bảo? Kiều tin đâu đó vẫn có kha khá nhiều lý do ẩn bên trong mà đó chính là sợi chỉ duy nhất để tìm được nhân sự phù hợp. Đó là chính là tầm nhìn và sứ mệnh. Nếu chúng ta tìm một nhân viên đến với công ty mình là vì môi trường thì họ sẽ bỏ đi nếu môi trường công ty thay đổi. nếu chúng ta tìm một nhân viên vì manager của họ thì khi manager của họ nghỉ thì họ cũng nghỉ. Và nếu chúng ta tìm một nhân viên vì lương thì chắc chắn họ sẽ ra đi khi có tiếng gọi nơi khác cao hơn. Nhưng nếu chúng ta tìm một nhân viên vì người ấy và anh có cùng một suy nghĩ, cùng một tầm nhìn sứ mệnh thì người đó liệu rằng sẽ dễ dàng bước đi? Chính sách, lương bổng nó chỉ là phần phụ và hiển nhiên nếu ko có thì nhân viên cũng khó gắn kết lâu dài nhưng mà nhân viên sẽ thông cảm, sẽ cũng chúng ta vượt khó, sẽ cùng động viên nhau vì chúng ta biết chúng ta đang hướng tới cùng một mục tiêu.
2. Làm sao để nhân viên có trách nhiệm hơn?
- Em ơi, sao công việc chưa xong là nhân viên anh cứ đúng giờ là ra về? Em có KPI nào hay công cụ đo lường, đánh giá hay cách nào không?
- Vậy nếu khi nhân viên mình chưa xong việc mà ra về thì sao anh?
- Thì khách hàng la, trễ deadline.
- Vậy ai gánh?
- Anh gánh chứ ai. Anh chưa có bất kỳ hình phạt nào cho các bạn cả.
Đó là điểm mà em muốn anh hiểu, hãy cho bạn thấy khi bạn làm sai, thì anh không có nhiệm vụ phải gánh. Anh mở công ty ra để kinh doanh, để tạo cho bạn cơ hội việc làm và cũng giúp anh kiếm tiền. Và nếu như bạn không hoàn thành trách nhiệm của mình, thì bạn không được ra về hoặc chính bạn phải gánh trách nhiệm đó như từ đầu bạn đã nhận nhiệm vụ của mình. Anh hãy mở một cuộc họp và thẳng thắng với nhân viên của mình, hãy cho họ biết được việc công ty có thể tồn tại hay không là phụ thuộc vào các bạn. Và nếu các bạn không hoàn thành nhiệm vụ, thì việc công ty phá sản là chuyện sớm muộn? Bạn có muốn nhìn thấy công ty phá sản, bạn thất nghiệp chạy vạy tìm việc hay cùng nhau trách nhiệm hơn? Đó là sự lựa chọn của bạn.
Và đây cũng là cách để anh ngồi nhìn lại, ai là nhân viên có trách nhiệm và ai chưa có trách nhiệm. Và người chưa sẽ học người có, và rồi cả công ty sẽ phát triển cùng nhau.
Sau 1 tuần anh hồ hởi nhắn cho em “Cảm ơn em, đúng là sau khi chia sẻ, các bạn thay đổi hẳn thái độ làm việc.” Thế là nhiệm vụ ngày hôm đó của em đã xong, nhiệm vụ mỗi ngày giúp ít nhất 1 người cười.
3. Có nên làm việc vào sáng thứ 7?
Nếu công ty em cho em làm việc ngày thứ 7 thì em sẽ nghỉ, vì 5 ngày trong tuần em đã làm việc quá cực lực và thực sự việc sáng thứ 7 đến công ty chả giải quyết được gì. Nhưng nếu em ở nhà, chỉ đơn giản là ngủ nướng thêm 10-15 phút so với ngày thường cũng giúp em recover lại năng lượng của mình, chuẩn bị tác chiến cho tuần kế tiếp. Nhưng đó là công ty mà em đang làm, là công ty nhân sự, các bạn hầu hết ý thức được công việc của mình vì chẳng ai còn nhỏ cả. Ai cũng đủ lớn và đủ biết trách nhiệm cuộc sống và trách nhiệm công việc đi làm thuê đi đôi với nhau.
Nhưng với những công ty startup với nguồn nhân viên chỉ từ 20-25/26 tuổi thì em nghĩ việc đi làm ngày thứ 7 là cần thiết. Nhưng mà làm gì ngày hôm đó mới quan trọng.
Ngày thứ 7, em nghĩ anh nên tổ chức một cuộc họp để tổng kết tuần vừa qua chúng ta đã làm được gì, chưa làm được gì và khó khăn ở đâu. Cuộc họp giúp các bạn nhìn nhận lại cả tuần vừa qua, với việc nhận lương tương đương ¼ của 1 tháng thì đã xứng đáng chưa?
Và sau khi họp xong, tổ chức 1 khóa học ngắn 30 phút đến 1 tiếng để giúp các bạn học thêm 1 kỹ năng nào đó. Có phải nếu nhắc công việc thì nó quá nhàm chán và khiến cuộc họp chẳng có chút năng lượng nào, các bạn sẽ cảm thấy họp không còn giá trị nữa, chỉ là những nhắc nhở rồi tuyên dương (người không được tuyên dương sẽ có 2 tuýp người: 1 là nản thêm nản, 2 là phân đấu, mình chẳng biết nhân viên mình thuộc tuýp nào, suy nghĩ gì, đừng nghĩ dùm cho ai cả, nhân viên mình cũng vậy, tính cách con người sẽ thay đổi mà).
Thế nên, 1 khóa học/câu chuyên ngắn giúp các bạn học thêm được 1 điều gì đó trong cuộc sống. Bạn đến công ty của anh vừa có lương, có việc làm, học và trãi nghiệm công việc mà còn cuộc sống. Có phải công ty anh sẽ rất tuyệt đúng không? Và sáng thứ 7 sẽ không còn mệt mỏi và áp lực nữa…
Biện Kiều – Chia sẻ cuộc sống
Nguồn group Quản Trị và Khởi Nghiệp.