PGS Phạm Khánh Phong Lan, nguyên PGĐ sở Y tế TP.HCM: ‘Nói thẳng ra, H-Capita là thuốc giả’

Quan điểm của tôi, đây là vụ án làm thuốc giả chứ không phải là buôn lậu giả”, bà Lan nhận định.


Trao đổi với báo chí, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban An toàn thực phẩm TP.HCM, nguyên PGĐ Sở Y tế TP.HCM, phụ trách mảng Dược, khẳng định: “Nói thẳng ra, H-Capita là thuốc giả. Hành vi vi phạm pháp luật này gây tác hại rất lớn, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, niềm tin của người dân và niềm tin trong điều trị”.

Có căn cứ để nói là thuốc giả

Theo dõi xác thông itn từ phiên tòa xử án vụ VN Pharma, bà Phong Lan cho biết vô cùng bức xúc vì các luật sư tranh luận cho rằng H-Capita không phải là thuốc giả, chỉ là hồ sơ giả.

“Từ những thông tin trong điều tra, cho tới giờ vẫn không biết Helix Canada là công ty nào, ở đâu, cũng không xác định xuất xứ của lô thuốc. Nơi sản xuất không rõ ràng, không đúng với những gì đã đăng ký, hồ sơ ngụy tạo thì chắc chắn đây là thuốc giả”.

Căn cứ theo bản cáo trạng của VKS và theo định nghĩa về thuốc giả trong Luật Dược thì rõ ràng nhận định của bà Phạm Khánh Phong Lan là hợp lý. Tuy nhiên, điều thắc mắc là không hiểu tạo sao thay vì phải truy tố tội bán thuốc giả thì vụ án lại được đi theo hướng tội buôn lậu?

“Luật Dược định nghĩa về thuốc giả:
Thuốc giả là thuốc thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không có dược chất, dược liệu
b) Có dược chất không dúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu.
c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại khoản 32 điều này ỏng quá trionfh bvaor quản, lưu thông phân phối.
d) Được sản xuất,trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.

Có sự dung túng bao che?

Bà Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ, trong vụ án này, có rất nhiều kẽ hở. Bà nói đã từng cảnh báo từ lúc ông Nguyễn Minh Hùng, TGĐ của VN Pharma bị bắt tạm giam.

“Lúc đó nhiều doanh nghiệp dược than trời khi tình hình cấp số đăng ký của Cục Quản lý Dược rất khó khăn khi một hồ sơ phải chờ đợi cả hàng năm. Trong khi đó, một công ty vừa thành lập lại trúng thầu ở nhiều địa phương. Khi cung cấp visa thì tương đối dễ dàng, trong thời gian rất nhanh.

Khi CQ điều tra dó những những kết luận thì mới “té ngửa” bởi toàn bộ hồ sơ giả mạo. Về chuyên môn, tôi rất sốc. Nhưng mỗi ông Hùng thì không thể làm được. Phải có sự bao che, dung túng tiếp tay của những người khác trong hệ thống”, bà Lan bức xúc.

Bà Phạm Khánh Phong Lan cũng phân tích về 7,5 tỷ đồng chi hgoa hồng cho bác sĩ: Ngoài việc chi cho bác sĩ, liệu công ty VN Pharma còn chi cho ai khác nữa để có visa được cấp nhanh như vậy?

Điều này rõ ràng, việc thẩm định cấp phép của Bộ Y tế có vấn đề. Có thể về trình độ chuyên môn không phân biệt được thuốc thật, thuốc giả. Nhưng khi Cục Quản lý Dược ký xong mới nghi ngờ và báo cáo cơ quan điều tra thì việc này rất khôi hài, không thể diễn ra đơn giản trong thực tế.

Ngoài ra, công ty VN Pharma có vấn đề khi giá trúng thầu chỉ có 31.000 đồng/viên, chưa bằng một nửa giá của nhà mời thầu. Chưa bàn về chất lượng, nếu nhìn lại giá gốc như khai báo trước tòa của công ty này, một viên thuốc ung thư giả nhập về chỉ 0,6 USD (khoảng 15.000 đồng) thì rõ ràng vẫn có lợi.

“Tôi chưa bàn đến khả năng thông thầu, ăn gian, bắt tay với nhà thầu đề trúng thầu. Nhưng cách chọn giá để trúng thầu là rất nguy hiểm cho cộng đồng”, bà Lan bức xúc.

“Có trường hợp các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, xin cấp hồ sơ cũng bị Cục Quản lý Dược “giam” nhiều năm; trong khi hồ sơ đăng ký chỉ khác từ ngữ vùng miền như: tá dược bột bắp (cách gọi của miền Nam) nhưng Bộ cho rằng sai vì phải gọi là bột ngô.

Hiếu Nguyễn
Báo Phụ nữ TP.HCM

0 Nhận xét