Ông Trịnh Vĩnh Bình vượt biên đến Hà Lan tháng 9 năm 1976. Từ một thuyền nhân trở thành một doanh gia thành đạt tại Hà Lan với danh hiệu “vua chả giò Hà Lan”. Trở về nước năm 1990, mang theo 3 triệu để đầu tư. Sau 6 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp rất thành công. Bất ngờ, ông bị nhà nước Việt Nam ghép vào tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”.
Bị tịch thu toàn bộ tài sản và đất đai, ông Bình cũng phải ngồi tù tạm giam 18 tháng 20 ngày và 1 năm 6 tháng quản chế. Năm 1999, ông bị kết án 11 năm tù. Năm 2000, ông trốn ra ngoài và vượt biên sang Campuchia, trở về Hà Lan. Về lại quê hương, ngay lập tức ông thuê tổ hợp luật sư lừng danh của Mỹ là Covington & Burling, chính thức khởi kiện Chính phủ Việt Nam.
Ông Bình đưa đơn kiện tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế ở Thụy Điển, kiện nhà nước Việt Nam vi phạm luật đầu tư, chiếm đoạt tài sản và ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường trên 150 triệu đô la thiệt hại. Vụ kiện này dự kiến sẽ được xử vào tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, trước khi vụ kiện được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Stockholm thì nhà nước Việt Nam đã thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình để ký một thỏa thuận tại Singapore năm 2006. Theo đó nhà nước Việt Nam chấp thuận, bồi thường các chi phí phát sinh từ việc theo đuổi phiên tòa, miễn án cho ông Trịnh Vĩnh Bình, trả lại toàn bộ tài sản và tạo điều kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại Việt Nam đầu tư.
Tuy nhiên, bên phía Việt Nam đã không thực hiện đúng như lời cam kết là trả lại tài sản cho ông. Vì thế, năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai. Lần này, ông bình thuê Tổ hợp luật sư cũng nổi tiếng không kém của Mỹ là King & Spalding LLP, kiện chính phủ Việt Nam tại Tòa án Quốc tế La Haye, đòi bồi thường 1,25 tỷ USD.
Ngày 21/8/2017, phiên tòa chính thức bắt đầu và đến hiện tại là 28/8, đã gần như kết thúc với chiến thắng có vẻ nghiêng về ông Trịnh Vĩnh Bình khi ông bước ra khỏi tòa với nụ cười rạng rỡ và khuôn mặt vui vẻ.
Vấn đề ở đây là nếu ông Bình thắng kiện, Tòa trọng tài Quốc tế sẽ xiết nợ chính phủ VN bằng cách nào? Trong quá khứ, một chiếc máy bay của VNA từng bị giữ lại tại Pháp, đến khi chính phủ VN trả nợ (thua kiện trong một vụ kiện quốc tế khác) thì mới trả lại máy bay cho VNA.
Vấn đề tiếp theo nữa là nếu VN trả nợ, thì tiền trả nợ cho ông Bình lấy từ đâu ra?
Từ 150 triệu USD, sau vài năm lầy lội, trả nợ lên 1,25 tỷ USD.