Hôm qua tôi dự Tọa đàm: TỔNG KẾT KINH TẾ NĂM 2018 và DỰ BÁO KINH DOANH 2019 được tổ chức bởi MBM - mbmvietnam.com với sự chia sẻ từ 2 diễn thật:
- Ông Trần Anh Tuấn
Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TpHCM; Đại biểu Quốc hội, Tiến sĩ Kinh tế Chuyên ngành Chính sách công Đại Học Latrobe Australia (Úc).
- Ông Lê Thanh Hải
Thạc sĩ Fulbright; Giám đốc Trung Tâm Tư Vấn Ứng Dụng Kinh Tế CIT
Thông tin chương trình: www.mbmvietnam.com/2018/12/toa-dam-ve-tong-ket-kinh-te-nam-2018-va-du-bao-kinh-doanh-2019_1.html
Tôi có nêu một vấn đề về lĩnh vực bán lẻ tại TP HCM nói riêng và cả nước nói chung như sau:
"Thưa anh Tuấn, em muốn nêu ra vấn đề về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở lĩnh vực bán lẻ, ta thấy rõ hiện trạng sau:
- Với hệ thống siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng thì doanh nghiệp Thái Lan có Big C, doanh nghiệp Nhật có AEONE, Family mart... họ đang chiếm thị phần & ngày càng bành trướng, bước đầu họ đã đưa ra khỏi kệ hàng những món hàng của Việt Nam để thay thế bằng hàng hóa nước của họ. Doanh nghiệp Việt đang dần đuối hơi với họ.
- Còn với hệ thống cửa hàng nhỏ lẻ như tạp hóa, hàng quán ăn uống, thì doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư nhiều vào hệ thống phần mềm, họ dùng sức mạnh tài chính để tặng công cụ quản lý... với mô hình kinh doanh thu big data, họ phát triển hệ sinh thái xung quanh, để dần dần lấn sân vào cung cấp hàng hóa.
Dân Trí Soft cũng như nhiều công ty Việt Nam khác chuyên sản xuất phần mềm gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, khi mà công ty nước ngoài dùng đòn đánh phủ đầu bằng tài chính, lấy thịt đè người, họ tính bài toán tài chính lỗ 5 - 7 năm, sau đó mới thu lợi lớn, công ty SME Việt Nam làm sao chịu thấu. Bằng chứng đã có nhiều công ty đã phá sản rời bỏ ngành phần mềm, có công ty nhân sự từ hơn 100 người nay giảm xuống còn 30 - 40 người & rời ngành... Nói chung là phá sản.
Chính sách thu hút công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam phải chăng chỉ mới dành nhiều ưu ái đến họ mà chưa thật sự có cơ chế kiểm soát để tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh. Bởi lẽ, với tài lực lớn mạnh và những đòn đánh phủ đầu "lấy thịt đè người" như vậy nếu không được kiểm soát thì chẳng mấy chốc mà thông tin kinh doanh của chúng ta rơi vào tay của nước ngoài cả, chẳng mấy chốc mà các công ty phần mềm Việt Nam bị dẹp tiệm cả. Khi đó, chỉ còn công ty phần mềm ngoại trên đất Việt Nam vậy, chúng ta có nguy cơ lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài càng cao.
Do đó, TP HCM có giải pháp nào với hiện tượng thu hút FDI & có cách cạnh tranh "bá đạo" đang dần phổ biến này tại Việt Nam này? Hay chờ đến khi không còn công ty nào của Việt Nam thì nhà nước ta mới quan tâm, khi đó sẽ không còn cơ hội phát triển doanh nghiệp Việt nữa?"
Ý kiến của tôi đã được anh Tuấn ghi nhận.
Cảm ơn anh đã nghe và thấu hiểu với những công ty tí hon như Dân Trí Soft.
www.CaoTrungHieu.com | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
TP HCM ngày 07/12/2018