Mình có cơ hội tư vấn cho nhiều công ty gặp khủng hoảng từ khách hàng cho tới nhân sự sau các đợt ứng dụng công nghệ 4.0 nên chia sẻ 3 rủi ro lớn và thường gặp nhất:
1. Chi phí đầu tư không nhỏ nhưng khi có rủi ro đặc biệt về mặt cảm nhận của nhân viên thì không có công ty triển khai nào cam kết hoặc chịu trách nhiệm về việc này. Dẫn tới đùng đẩy trách nhiệm và mệt mỏi khi tốn tiền mà không hiệu quả.
Ngay cả các tập đoàn lớn như O hoặc M thì bạn buộc phải theo lộ trình của họ chứ họ sẽ không thay đổi lộ trình đó để làm hài lòng đội ngũ của bạn, mà đội ngũ đã không hài lòng thì khó mà triển khai thành công trừ khi bạn phải bơm nhiều tiền hơn nữa để nhận viên chịu nhập hệ thống.
Chi phí ngầm lớn nhất mà công ty phải gánh chịu là chi phí nhập liệu.
Phép tính đơn giản, bạn mua hệ thống ERP với giá 300 triệu.
Bạn cần mỗi người nhân viên tốn mỗi ngày 15 phút nhập liệu và 15 phút truy suất để làm việc (mình đang ví dụ trường hợp hệ thống được xây dựng tối ưu, còn nếu chưa tối ưu thì thời gian có thể gấp từ 2 tới 4 lần).
Tổng cộng 30 phút tức là 1/16 thời gian của 1 người nhân viên, nếu lương họ đang 8 triệu thì bạn phải tăng lương 500 ngàn cho nhân viên với công việc nhập liệu này và nếu lương họ là 12 triệu thì cần phải tăng 750 ngàn.
Với 100 nhân viên thì bạn sẽ tốn thêm ít nhất 50 triệu hàng tháng cho việc nhập hệ thống và 1 năm sẽ là 600 triệu, 5 năm bảo hành sẽ là 3 tỷ.
300 triệu chỉ chiếm 10% của 3 tỷ nên chi phí nhập liệu mới là cái công ty tốn tiền nhất mà không phải đối tác ERP hay CRM, HRM cũng nói cho bạn nghe.
2. Công nghệ 4.0 sẽ biến con người thành máy móc và đương nhiên không ai muốn như vậy kể cả sếp tổng nên việc triển khai nên theo cách phù hợp với con người nếu không muốn cả hệ thống trở thành bù nhìn và cảm giác nặng nề xâm chiếm cả công ty.
Đầu tiên là việc bắt nhân viên làm thêm công việc nhập liệu mà họ không thấy được nó có ích lợi gì ngoài việc sếp muốn, và họ bị bắt làm thêm việc mà không thêm lương.
Thứ hai là người tạo ra form mẫu và cách nhập liệu cũng như triển khai hệ thống là một người không có chuyên môn.
Ví dụ, bạn hãy nghĩ mình là một trưởng phòng marketing và giờ bạn ngồi nhập vào một cái form mà kiểu như kéo trình độ marketing của bạn về thời kỳ đồ đá cũng như nhìn thấy rõ là nó không phù hợp với sản phẩm dịch vụ công ty với vô số dữ liệu buộc phải nhập nhưng vô nghĩa, không cần thiết.
Khi hỏi người hướng dẫn thì anh ấy là một anh IT hay một bạn học hệ thống ra trường và không hiểu chuyên môn gì để hiểu thứ bạn đang nói.
Bạn nói sếp thì sếp nói yêu cầu bắc buộc phải làm. Bạn sẽ cảm nhận thế nào?…
Đó chính là cảm giác nặng nề và biến cả hệ thống bàn đầu tư thành hình nộm bù nhìn phục vụ nhu cầu của riêng bạn chứ không thực sự thành công cụ đắc lực cho mọi người trong công ty.
Đa số các công ty ở Việt Nam là dạng công ty IT lấy hệ thống của nước ngoài hoặc tự xây dựng rồi bán nên bản thân họ không phải người tạo ra một cách hoàn hảo và ít khi là người đã thực sự xài và hiểu hệ thống.
Việc tuyển dụng đã khó khăn mà mất nhân tài theo cách này thì thật là … uổng phí.
Nếu ở lại họ sẽ giữ quan niệm tẩy chay hệ thống và học hỏi phát triển bản thân.
Và nhiều sếp tổng của các công ty khi cần thì yêu cầu in ra cho sếp xem chứ cũng không hề vào xài hệ thống. Chuyện này cũng không tốt chút nào.
3. Hệ lụy lâu dài là trở thành nô lệ, chậm phát triển công ty, lục đục nội bộ và mất thông tin qua các hệ thống:
Việc dữ liệu càng ngày càng nhiều và việc quen với hệ thống làm bản thân công ty và nhân viên bị lệ thuộc. Ví dụ như một công ty mình từng tư vấn trước đây dùng excel báo cáo, cần gì thì thêm báo cáo. Bây giờ lên hệ thống, nhân viên không còn tư duy và tự tạo ra báo cáo để nắm bắt thị trường và sắp xếp để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Lúc đầu cần còn nói với bên hệ thống nhưng sau khi nghe báo giá và thời gian thì 95% quyết định của sếp là không cần. Về sau thì yêu cầu ít dần và nhân viên không còn muốn góp ý để nâng cấp nữa, tốc độ phát triển và độ hài lòng khách hàng của công ty giảm dần không hiểu lý do từ đâu.
Hoặc doanh nghiệp quy mô cả nước khi lên hệ thống chung thì xuất dữ liệu báo cáo có thể mất cả một ngày vì dữ liệu này buộc phải chạy trên cả hệ thống cả nước dù xuất ra chỉ là báo cáo của một người.
Cuối cùng là trên mạng có bán đầy data đủ loại, chúng ta mỗi ngày đều không hiểu tại sao telesales đủ nơi gọi điên cuồng. Và lớn hơn là thông tin kinh doanh bị rơi vào tay đối thủ để giành khách, cạnh tranh hoặc thâu tóm, sau đó về truy cứu nội bộ lục đục nghi kỵ lẫn nhau, trong khi không hiểu được là vốn dĩ các công ty hệ thống của bạn cũng là một nguồn nắm đầy đủ thông tin nhất về công ty. Những chỗ bán data cho bạn mà không nói nguồn có được data phần nhiều là từ data trong các hệ thống bị tuồn ra bán, rủi ro đó thì chính facebook cũng dính với tỷ lệ thấp hơn nên việc bạn mất data sẽ có tỷ lệ cao lắm nhé.
Hình minh họa data vip đầy trên mạng từ các hệ thống của các đại lý ERP CRM không uy tín hoặc không kiểm soát hết rủi ro. |
Chúc mọi người ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp có thể lường trước các rủi ro này và tạo ra sự thích thú cũng như hiệu quả tốt nhất cho cả công ty.
Chia sẻ từ facebook Lam Dang Quoc Tuan