Trong lịch sử Trung Hoa, Tào Tháo là nhà quân sư kiệt xuất cuối thời Đông Hán. Song hình tượng về nhân vật này hầu hết được khắc họa phản diện và bị ảnh hưởng tiêu cực do tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung...
Do vậy, ông bị người đời coi là “kẻ gian hùng, dối trá, vô liêm sỷ, bất nhân, bất nghĩa”.
Nhưng thực tế lại cho thấy, Tào Tháo thực sự là một nhà quân sư kiệt xuất bậc nhất thời Đông Hán. Trải qua thời gian dài của lịch sử, với những câu nói của Tào Tháo được ghi chép lại, đã cho thấy một con người tài năng lỗi lạc. Những triết lý sống của ông dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử vẫn được lưu truyền và để lại rất nhiều bài học cho hậu thế sau này.
Tào Tháo để lại 7 bài học về cách sống ở đời |
Dưới đây là 7 bài học về cách sống ở đời mà Tào Tháo để lại cho hậu thế, có những điều mà chúng ta đều phải suy ngẫm mới thấy hết được giá trị của nó.
1. Biết co biết duỗi, đừng phô trương khả năng nhất thời
- Chỉ làm vương không xưng đế, không quan tâm tới danh lợi nhất thời.
- Biết co biết duỗi đúng lúc, thích ứng với mọi hoàn cảnh.
- Biết cách thỏa hiệp, tiến lùi đúng lúc, đúng mức độ.
- Đôi khi khuất phục cũng là thông minh.
2. Can đảm, thận trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể làm nên sự nghiệp
- Không đi theo lối mòn, khuôn phép cũ mới có thể đạt được thành tựu lớn.
- Biết cách thể hiện bản thân cũng là một loại năng lực cạnh tranh.
- Dám nghĩ dám làm, quyết tâm thực hiện mục tiêu.
3. Chăm chỉ khổ luyện mới có thể đạt được mục đích sau cùng
- Nhìn vào phong thái và sự tự tin của người khác.
- Dù chọn con đường nào cũng phải tự mình đi.
- Nghiêm túc tự rèn luyện bản thân, tự lấy bản thân làm tấm gương mẫu mực.
- Gặp nguy không loạn, gặp biến không sợ hãi.
4. Biến sự giúp đỡ của người khác thành sức mạnh của mình, để vượt lên trên mọi người
- Dựa vào sự ủng hộ giúp đỡ của tập thể, có tinh thần hợp tác.
- Không dựa vào một khuôn mẫu, mới có thể phát triển.
- Có tấm lòng khoan dung rộng mở, mới có thể tìm được người đại tài trong những kẻ tiểu nhân.
- Biết nhìn xa trông rộng, thoát khỏi vòng tròn bó buộc nhỏ hẹp, mới có thể kết giao với những người tài giỏi ở ngoài vòng tròn.
- Biết thu nạp những người tài về dưới tay mình.
5. Nhìn xa trông rộng để phỏng đoán xu thế
- Người có tầm nhìn xa trông rộng, cần bắt tay xử lý từ những chi tiết nhỏ nhất.
- Người có tầm nhìn xa trông rộng, cần tìm được người thay thế mình về sau.
- Muốn đạt được nguyện vọng về một việc nào đó, trước tiên hãy biết cho đi.
6. Người quản lý phải luôn có đầu óc linh hoạt, cả đời vẫn phải học cách trở thành lãnh đạo
- Đối với những nhân tố ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển của sự nghiệp cần đề phòng cẩn thận.
- Thưởng phạt nhất định phải phân minh.
- Người quản lý phải luôn có đầu óc linh hoạt, đa dạng.
- Dùng người thì không nghi ngờ người, người nghi ngờ vẫn có thể dùng.
7. Tính toán kỹ càng trước, vĩnh viễn không bao giờ sợ thất bại
- Làm mọi việc đến nơi đến chốn, về sau không phải hối hận hay lo lắng.
- Đôi khi phải quyết tâm từ chối, có can đảm nói “không”.
- Dù trong nghịch cảnh cũng phải suy nghĩ lạc quan, vĩnh viễn không sợ thất bại.
Sưu tầm