Giáo dục của ta, văn hóa của ta thường ít phản biện vì người Việt hay lo nghĩ "một điều nhịn chín điều lành".
Còn nhớ năm học lớp 5, tôi giải toán bằng một cách khác với của thầy, dù nó ngu ngơ nhưng tôi thích, thầy la tôi một trận, tôi bảo vệ cách giải, sau đó thầy muốn đuổi tôi qua lớp khác.
Thời học đại học, tôi nói quan điểm: em không bao giờ tin cái học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học khi lừa phỉnh "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu", cô nhìn tôi bằng đôi mắt bồ câu hình viên đạn, môn đó tôi 5 điểm vừa đủ qua môn...và còn nhiều kỉ niệm lắm trong quãng học hành ở trường.
May mắn, là ở nhà tôi phản biện thoải mái, mà bố mẹ tôi không đuổi ra khỏi nhà :D . Năm lớp 4 tôi nói mẹ tại sao viết văn cứ nói xạo vậy, mẹ tôi giáo viên dạy văn, nên tôi thích viết gì cứ viết. Năm lớp 6 tôi nói cô Tấm thật quá ác độc, thù dai tìm cách giết Cám rồi còn lấy thịt làm mắm cho mẹ của Cám ăn rồi chết tươi, mẹ tôi bảo không nên học theo Tấm... Năm lớp 8 học viết cảm nhận thơ ca, tôi nói tác giả khi sáng tác có nghĩ phức tạp, cao siêu đến như vậy không mẹ tôi cười "đố mà biết được"...
Thời học đại học, tôi nói quan điểm: em không bao giờ tin cái học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học khi lừa phỉnh "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu", cô nhìn tôi bằng đôi mắt bồ câu hình viên đạn, môn đó tôi 5 điểm vừa đủ qua môn...và còn nhiều kỉ niệm lắm trong quãng học hành ở trường.
May mắn, là ở nhà tôi phản biện thoải mái, mà bố mẹ tôi không đuổi ra khỏi nhà :D . Năm lớp 4 tôi nói mẹ tại sao viết văn cứ nói xạo vậy, mẹ tôi giáo viên dạy văn, nên tôi thích viết gì cứ viết. Năm lớp 6 tôi nói cô Tấm thật quá ác độc, thù dai tìm cách giết Cám rồi còn lấy thịt làm mắm cho mẹ của Cám ăn rồi chết tươi, mẹ tôi bảo không nên học theo Tấm... Năm lớp 8 học viết cảm nhận thơ ca, tôi nói tác giả khi sáng tác có nghĩ phức tạp, cao siêu đến như vậy không mẹ tôi cười "đố mà biết được"...
Chỉ khi một điều nhịn ĐÚNG thì mới có chín điều LÀNH được, còn điều nhịn SAI, nhịn cho nó qua, nhịn cho yên cái tấm thân... thì LÀNH đâu không thấy mà TAI HỌA có thể ập đến. Với doanh nghiệp đó là tụt hậu, là phá sản.
Trong phản biện cần lấy cái mục đích chung làm gốc rễ, cùng tìm ra cách tối ưu để đạt được cái mục đích đó, dám phá vỡ những nguyên tắc như thông lệ... và dĩ nhiên phản biện cần lấy "đắc nhân tâm" làm phương pháp.
Hãy đọc bài bên dưới để thêm thông tin "nhân sự quản lý sếp" là chuyện bình thường tại Dân Trí Soft - dantrisoft.com nhé!
www.CaoTrungHieu.com | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
-------------------------------------------------------------
Cách quản lý Sếp hiệu quả.
Có không ít người bạn của tôi giật mình khi tôi đề cập vấn đề này. Có thể họ nghĩ rằng Sếp là một thực thể ngoài vũ trụ, có thể làm mọi thứ và việc mình quản lý Sếp là điều không tưởng vì mình có gì hơn Sếp mà quản lý cơ chứ.
Buổi Offline hôm nay tại Nha Trang của anh Long Nguyen Huu càng giúp tôi củng cố thêm những cách thức có thể quản lý Sếp thật tốt để cùng nhau xây dựng công ty vững mạnh và phụng sự xã hội tốt hơn.
Thứ nhất: Tôi cho rằng Sếp là cộng sự, một Cộng sự có quyền quyết định, có những trải nghiệm công việc nhiều hơn mình. Nhưng Sếp có thời gian hữu hạn, cũng có lúc Sếp không thể quản lý được mọi công việc mà cần được hỗ trợ. Tôi luôn cho rằng việc làm việc với Sếp như cộng sự của mình sẽ giúp thông tin được truyền đạt tốt, được giải quyết nhanh hơn thay vì cứ sợ sệt, không dám nói lên ý kiến của mình.
Thứ hai: Tôi tiếp xúc nhiều với khách hàng hơn Sếp và tôi có thể có những góc nhìn rất tốt đễ hỗ trợ Sếp ra quyết định. Với các quyết định của Sếp mà tôi cho rằng chưa hợp lý và không phù hợp với khách hàng tôi luôn sẵn sàng phản biển ngay lập tức để làm rõ vấn đề thay vì nghĩ rằng "Sếp quyết rồi nên thôi vậy". Cho dù những ý kiến của mình hợp lý hay không nhưng chắc chắn những thông tin này sẽ giúp quyết định của Sếp chính xác hơn, sát nhu cầu của khách hàng hơn và anh em trong công ty có thể hiểu, nhất trí cao độ để thực thi hơn.
Thứ ba: Sếp là một nghề cô đơn khi không ai giúp quản lý một số vấn đề lặt vặt. Tôi thường xuyên gửi Email để liệt kê cho Sếp những vấn đề còn nợ mình (Quy trình, có thay đổi giá sản phẩm không, có thêm tính năng cho sản phẩm không v.v) và nhắc ngay sếp check mail và phản hồi trong ngày.
Thứ tư: Phải lọc vấn đề, đưa ra phân tích và các lựa chọn rõ ràng, dễ hiểu để Sếp có thể hiểu ngay khi đọc vấn đề bạn đang đề cập. Điều này giúp bạn rèn luyện kỹ năng diễn đạt và cũng góp phần tiết kiệm thời gian quý báu của Sếp.
Cuối cùng: Việc chủ động quản lý Sếp sẽ giúp kỹ năng làm việc của bạn được nâng lên liên tục. Bạn sẽ được sếp ưu tiên tiếp xúc, đào tạo và chỉ dạy hơn. Hãy luôn tin rằng một người lãnh đạo tốt sẽ tạo ra những lãnh đạo tốt.
----
Em chân thành cảm ơn anh Long đã chia sẻ rất sát thực tế và thú vị về chủ đề "Nhà Quản Lý cấp độ 5" hôm nay.
Rất chờ đợi buổi Offline Chốt Sale sắp tới ạ.
Theo Mạc Văn Trung - chuyên viên tư vấn giải pháp kinh doanh Dân Trí Soft