Xưa và nay: nghĩ mà thấy khóe mắt cay

Lịch sử ghi nhận Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm và gắn liền với văn hóa dân tộc Việt. 


Vào thời nhà Lý và nhà Trần thì Phật giáo phát triển rực rỡ và cũng là động lực nền tảng giúp Việt ta hùng cường vào giai đoạn đó. Phật học và văn hóa người Việt được hòa lẫn với nhau, sự tinh túy được phát huy, ví dụ giai đoạn nhà Trần rất khó thấy tình trạng trộm cắp vì người Việt xem ngũ giới (tránh xa sát sanh, tránh xa trộm cắp, tránh xa tà dâm, tránh xa nói dối, tránh xa uống rượu bia) là lối sống đương nhiên rồi. Theo hiểu biết của tôi thời kỳ đó các tăng (thầy ở chùa) được tôn trọng và được vua quan cung kính là vì cái căn bản học thức và nhận thức của các tăng thuộc hàng uyên bác, nhân văn, thấm đượm cái tinh thần của nhà Phật.


Xác lập kỉ lục về bộ phản bằng gỗ sao dài nhất Việt Nam thuộc về chùa Linh Phước

Ngày nay nước ta có nhiều chùa, có thật nhiều tăng nhưng tiếc thay là cái chất, cái tinh thần của Phật giáo căn bản dần suy yếu đi, thay vào đó là những tư tưởng rất đời. Ví dụ ngôi chùa Linh Phước - Đà Lạt này đang trưng bày những kỷ lục Việt Nam về đồ gỗ. Nổi bậc nhất là bộ phản bằng gỗ sao dài nhất Việt Nam. Nhiều khách thập phương đến chùa nhìn tấm phản thốt lên "thật kinh hoàng". Còn tôi thì từ ngày thấy tấm phản này tại đây tôi đã xem nơi đây thuộc phân nhóm "quốc doanh" rồi và cảm thấy xót xa cho một ngôi chùa lâu năm.




Tôi là người con miền Trung, lũ lụt cứ năm sau hơn năm trước, nên có lẽ dễ đa cảm đa sầu với cảnh con người chặt cây rừng hàng ngàn năm tuổi rồi trưng bày tự hào về sự xa hoa chăng!?

TP Đà Lạt 26/10/2020

Cao Trung Hiếu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

0 Nhận xét