Như nhận định của anh Nguyễn Đức Tài - chủ tịch TGDĐ vào giữa năm 2020 khi Việt Nam mới bắt đầu bị dịch Covid-19 với đại ý là "Nhờ thói quen tiết kiệm của người Việt nên giai đoạn đầu ít bị ảnh hưởng, nhưng dịch kéo dài thì khi đó mới thấm mệt và khó vực dậy hơn so với các nước phát triển". Giai đoạn này đã thấy có nhiều dấu hiệu cho thấy nhận định đó hợp lý.
Chính phủ các nước tư bản quản lý tài chính tốt, có tích lũy tiền nhiều, họ nhanh chóng tìm giải pháp tận gốc đó là vaccine cho toàn dân bằng ngân sách quốc gia, tiền tươi thóc thật nên tốc độ nhanh. Nước ta nghèo, chính phủ ta còn phải tính bài toán cơm áo gạo tiền mỗi ngày nên phải huy động sức dân đóng góp tiền vào quỹ vaccine, với truyền thống tương thân tương ái dân ta truyền tin nhau cùng đóng góp, doanh nghiệp lớn thì góp vài ngàn tỉ, người dân nghèo thì góp dăm ba trăm ngàn, tất cả đều mong mỏi dịch bệnh chóng qua khi có miễn dịch cộng đồng chứ với tình hình khó kiểm soát như hiện nay thì làm sao dám làm ăn gì.
Chính phủ tư bản có tích lũy tài chính lớn nên làm gì cũng dễ dàng hơn chính phủ ta, vì cần tiền là có ngay tiền, thậm chí nhiều nước còn trợ cấp cho người dân trong thời gian dịch bệnh.
Khi dịch bệnh bùng phát ở TP HCM thì nhiều tỉnh/thành đã ngăn ngay với con người nơi đây với lệnh "cách ly tập trung 21 ngày" với người đến từ vùng dịch nên kinh tế đã khó khăn càng thêm khó khăn. Không rõ dịch bệnh lần này có ảnh hưởng tiêu cực nào với người nghèo hay không chứ nhiều lần khi tăng giá điện, tăng giá xăng dầu, tăng thuế sử dụng đất... sẽ có lãnh đạo phát biểu là "không ảnh hưởng gì với người nghèo, có chăng người giàu mới bị ảnh hưởng".
Cầu mong cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch chân cứng đá mềm đủ sức ngăn chặn lại đợt bùng phát dịch bệnh lần này, mỗi người dân không được chủ quan và nâng cao ý thức phòng dịch. Khó khăn nào rồi cũng sẽ qua nhưng khi nào qua thì tôi không biết, cái đó phụ thuộc vào miễn dịch cộng đồng.