Mai, bộ phim tâm lý phản ánh hiện thực xã hội ngày nay. Thêm lần nữa nhà sản xuất phim Trấn Thành chứng minh được năng lực tạo ra bộ phim hay, thú vị, hấp dẫn người xem với phim Mai năm nay, sau Bố Già và Nhà Bà Nữ ở các năm trước.
Phim chiếu rạp MAI của nhà sản xuất Trấn Thành |
Một số chủ đề được truyền tải qua phim Mai:
- Chủ đề về tình yêu lứa đôi, ở đây là tình yêu của cô gái từng trải 37 tuổi và chàng trai đến tuổi trưởng thành gần 30. Về chủ đề này thì từ xưa đến nay luôn hấp dẫn và chưa bao giờ bị nhàm chán, ở đây lại là hoàn cảnh "phi công" chinh phục "máy bay bà già" nên càng thú vị, thực tế trong cuộc sống thì việc này ngày càng phổ biến. Tình yêu là chủ đề chính của phim Mai.
- Chủ đề về mẹ đơn thân (single mum), tình yêu của mẹ cho đứa con vì thiếu đi hình ảnh của người bố. Hạnh phúc của mẹ gắn liền với người con, họ có hy sinh, họ có ích kỉ, bởi họ là con người là người phụ nữ.
- Chủ đề về giới tính thứ 3 với cô con gái của Mai là Bình Minh. Bình Minh chính là người đàn ông trong gia đình.
- Chủ đề về công việc, môi trường làm việc về mưu hèn kế bẩn có cả. Đặc biệt là công việc làm kỹ thuật viên massage với bao điều dị nghị từ xã hội, massage có khỏe có mệt nên cũng đừng đánh đồng.
- Chủ đề về cờ bạc, cá độ đá bóng: bố Mai là con nghiện nên đã gây bao cảnh tan thương đau khổ cho con cháu. Và cờ bạc khi đã nhiễm vào máu thì đúng là "đừng nghe thằng nghiện trình bày", nó chỉ kết thúc khi bố của Mai vì tiền mà tai nạn qua đời.
- Chủ đề về mối quan hệ trong gia đình, là tình yêu và trách nhiệm, là sự hy sinh và nỗi dậy. "Bản chất của con sâu là đến một ngày nó cũng thành bướm" - trích hội thoại ở phim.
Nói về làm kinh doanh thì phim Mai chọn ra mắt ĐÚNG THỜI ĐIỂM và CÓ ĐIỂM MẠNH VƯỢT TRỘI VỀ PHÂN PHỐI. Về thời điểm đó là chọn phát hành thời gian Tết và sau Tết khi mà doanh thu xem film ở Việt Nam luôn cao nhất. Về phân phối vượt trội đó là suốt thời gian này phim Mai có suất chiếu dày đặc bởi gần như không có đối thủ ngang tầm vì các phim khác không thu hút bằng Mai.
Là phim tâm lý xã hội nên bạn sẽ được cười vui vẻ, cười hạnh phúc, được tức giận, được buồn, được thương và được thấy đáng tiếc, có chút buồn hụt hẫng khi cái kết không trọn vẹn.
Tóm lại, làm phim chiếu rạp hiện nay Trấn Thành đã là "cây đa cây đề" ở mảng này. Hy vọng Việt Nam sẽ còn xuất hiện nhiều nhà sản xuất giỏi hơn nữa khi thấy rõ Trấn Thành kiếm tiền mảng làm phim siêu đỉnh, phim Việt Nam làm đúng cách sẽ rất giàu có và được trọng vọng. Làm giàu bằng cách tạo ra nhiều giá trị cho xã hội thì thật đáng trân trọng và trân quý lắm!
P/s: Ảnh trên là tôi chụp màn hình lúc phim đã kết thúc. Và lưu ý phim này là 18+ vì có nhiều cảnh nóng lắm.
TP HCM ngày 26/02/2024
www.CaoTrungHieu.com | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Phim chiếu rạp: Bố Già, Nhà Bà Nữ của nhà sản xuất Trấn Thành tôi đều xem và đều có bài viết khen ngợi cách làm phim hay, thu hút người xem.
Chỉ có Đất rừng phương Nam là tôi chê, tôi chê đạo diễn Quang Dũng và Trấn Thành, tôi chê cái ý đồ của bộ phim ấy. Tôi đã đọc bộ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi và xem lại 11 tập Đất phương Nam phim truyền hình để nhận định cái sự chê đó.
Nay xem phim mới của Trấn Thành và tôi biết cái tài của Trấn Thành là rất am hiểu tâm lý xã hội và biết cách truyền đạt cái ý tứ đó vào phim, Bố Già và Nhà bà Nữ đã chứng minh điều đó. Làm phim chiếu rạp 5 ăn 5 thua, làm ra tác phẩm mà không ai xem thì đổ nợ, còn tạo ra được phim hot doanh thu 500 tỉ thì nhà sản xuất bèo bèo nhận được 60% tức 300 tỉ. Chi phí sản xuất nghe nói hơn 50 tỉ, chi phí làm marketing cứ cho là bằng sản xuất là 50 tỉ thì đầu tư chất xám một năm làm 1 bộ phim cũng trở thành tỉ phú rồi, chính xác là 200 tỉ đồng. Vậy đấy, ai tạo được giá trị lớn cho xã hội là tạo công ăn việc làm, tạo sự giàu có cho xã hội, cái này phải hoan nghênh nhiệt thành nhé.
P/s: Tối mai xem xong sẽ có đôi dòng cảm nhận về phim chiếu rạp MAI nhé!
TP HCM ngày 24/02/2024
Xem thêm