Chẳng ai dám nói thật mà chỉ biết nói theo văn mẫu thì...

Chẳng ai dám nói thật mà chỉ biết nói theo văn mẫu thì... làm sao có cái chất thật.
Tui còn nhớ câu chuyện thời cấp 2:

- Năm lớp 7, khi tui được mẹ dạy môn văn ở lớp, về nhà tui có hỏi mẹ "Mẹ ơi, mẹ nói thật đi ngày xưa tác giả viết bài thơ văn đó có nghĩ giống như mình không ạ!?" May mà mẹ tui không la ngầy mà chỉ giải thích, thêm nữa mẹ bảo con hãy viết theo cách con cảm nhận một cách thú vị nhất. Nên thời đó tui viết văn một cách sảng khoái.

- Có lần tui không thuộc bài, tui phân trần "mẹ cứ nghĩ đi, một bài thơ mẹ dạy nhiều lớp rồi dạy năm này qua năm khác nên thuộc là dễ dàng, con chỉ học có một lần lại học quá trời môn nên con lỡ không thuộc bài thì mong mẹ đừng trách phạt". May mà bà nhắc nhở ráng học hành cho đàng hoàng, đừng lười là được.

Vào năm cấp 3 khi xa nhà vào Quy Nhơn học tập trường chuyên, tui mất dần khả năng tranh luận từ thân tâm, vì các hình phạt đã khiến tôi sợ hãi. Dường như người lớn thích dùng hình phạt, cũng như kẻ mạnh thích dùng quyền lực để dễ dàng đạt mục tiêu, giống như hình ảnh ở truyện "Tiếng gọi nơi hoang dã" là "những cú tát vỡ mồm, dùi cui và nắm đấm khiến con chó trở nên ngoan ngoãn". Tôi rút kinh nghiệm, nên luôn tôn trọng và lắng nghe tiếng nói thật tâm của con trẻ, tôi luôn hỏi nhiều lần "tại sao con hành xử như vậy" để hiểu sâu hơn vấn đề rồi giúp vượt qua nó.

Một xã hội khi con người chỉ sợ hãi, nói điều vuốt ve để có lợi cho bản thân... thì nên đọc tác phẩm "Tiếng gọi nơi hoang dã" xuất bản năm 1903 sẽ thấy điểm tương đồng đến kinh ngạc vậy.

P/s: Sách Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế là của doanh nhân lớn người Nhật Bản viết lại khi ông đã hơn tám mươi.

TP HCM ngày 20/04/2025
Cao Trung Hiếu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
0 Nhận xét